Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê của viện Eakmat.

  • Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê cuối tháng mùa khô và đầu mùa mưa.

Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa. Hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển. Là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất – chất lượng cao.

Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa như sau.

1. Phòng trừ sâu, bệnh viện Eakmat Tây Nguyên.

Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển rất mạnh trong những tháng mùa khô. Sau đó giảm dần trong những tháng mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa ở trên những đoạn thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.

Trong những tháng mùa khô, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox và một số thuốc khác.

Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.

2. Bón phân cho cây cà phê.

Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.

Đối với phân lân nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 – 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.

Đối với phân đạm và phân kali có thể trộn chung để bón. Trước khi bón đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20 cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu nên sử dụng phân đạm là loại phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng phân đạm là phân urê.

Điều kiện ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm được công lao động. Bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE … . Với lượng khoảng từ 1.500 – 1.800kg/ha, bón 3-4 lần trong những tháng mùa mưa.

3. Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng.

Sau những đợt tưới nước trong những tháng mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển rất mạnh. Vì vậy phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả.

Khi mùa mưa bắt đầu được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá cà phê khoảng 3 m. Làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn khách hàng: 0905 984 646
Gọi mua hàng: 0907 984 646
Tư vấn khách hàng
Gọi mua hàng