Trong những năm trở lại đây. Chăn nuôi bò thịt ở nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đa số các hộ dân nuôi bò đều áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên hầu hết chưa đạt được hiệu quả như ý muốn.
Hiểu và nắm bắt được tình hình đó nên qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn tới bà con một số kỹ thuật chăn nuôi bò cơ bản nhằm tạo ra loại thịt có chất lượng cũng như năng suất đạt được hiệu quả nhất.
Một số kỹ thuật nuôi bò thịt năng suất cao viện Eakmat.
-
Lựa chọn giống bò Eakmat Tây Nguyên.
Hiện nay, một số trang trại nuôi bò thịt đang sử dụng giống bò ngoại nhập. Vì giống bò này có khả năng sinh trưởng rất nhanh, tỷ lệ thịt cao và chất lượng thịt lại ngon.
Tuy nhiên, nhược điểm chính của giống bò này là giá thành lại cao và chi phí đầu tư nhiều. Ngoài ra để nuôi và phát triển được giống bò này đạt được hiệu quả năng suất cao. Cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.
Để tiết kiệm được chi phí đầu tư tối đa, bạn có thể lựa chọn giống bò lai hoặc bò ta. Miễn sao bạn biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tốt và công nghệ tiên tiến trong khâu chăm sóc. Thì chất lượng cũng như năng suất của giống bò này sẽ không hề thua kém loại bò ngoại nhập ở trên.
-
Hệ thống chuồng trại.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như quá trình phát triển của bò được tốt. Bạn nên chú ý đến hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò. Bạn cần thiết kế chuồng trại theo 2 tiêu chí đó là đông ấm, hè mát sao cho phù hợp. Thông thường, nếu nuôi bò với số lượng lớn, bạn cần xây dựng chuồng thành từng dãy dài. Mỗi chuồng có diện tích khoảng 4-5 m2 để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng bò.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí tối đa cho quá trình làm chuồng, bạn có thể sử dụng các vật liệu có sẵn như tre, lá cọ, tranh…
-
Thức ăn cho bò.
Hiện nay, có hai hình thức chăn nuôi bò các hộ chăn nuôi thường áp dụng đó là chăn thả toàn diện và bán chăn thả.
Nếu gia đình của bạn có diện tích đất rộng. Cỏ tốt, bạn có thể chăn thả bò trên bãi khoảng từ 8-10 tiếng/ngày. Điều này giúp tận dụng tốt nguồn thức ăn sẵn có mà không tốn công sức cắt và cận chuyển cỏ về chuồng. Thường mỗi ngày bò cần được cung cấp khoảng từ 20-25 kg cỏ tươi là tốt nhất. Ngoài ra, tùy vào điều kiện cụ thể của gia đình bạn mà mỗi ngày. Nên cung cấp cho mỗi con bò khoảng 1-2 kg thức ăn tinh.
Đối với những gia đình không có sẵn nguồn cỏ chăn nuôi bò. Thì bán chăn thả sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Với hình thức này thì bò sẽ được thả trên bãi khoảng 4 tiếng/ngày. Khoảng thời gian còn lại bạn có thể tìm kiếm thêm thức ăn bổ sung tại chuồng cho bò.
Thức ăn bổ sung tại chuồng cho bò.
Bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn và nguồn thức ăn dồi dào, khi chăn nuôi bò. Bạn cần chú ý đến nguồn nước uống cho bò. Vì đây cũng là một trong những yếu tố chính trực tiếp quyết định đến tốc độ tăng trưởng của bò. Nhất là vào mùa khô, hanh. Bạn cần phải đảm bảo cho trâu bò được cung cấp nguồn nước sạch sẽ. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bò. Và từ đó có thể dẫn đến giảm trọng lượng trong cơ thể.
-
Cách phòng ngừa một số bệnh khi chăn nuôi bò.
Điều cần lưu ý nhất trong quá trình chăn nuôi bò đó là bạn cần thực hiện tốt lịch tiêm phòng. Giúp cho bò chống lại được các bệnh phổ biến như tụ huyết đường, lở mồm long móng.
Bên cạnh đó, bạn cần tẩy giun cho bò thường xuyên bằng các loại thuốc đặc hiệu. Như thuốc tẩy giun Levamisol, thuốc tẩy giun sán DextilB….Ngoài những lưu ý cơ bản này. Bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại thường xuyên để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho đàn bò của mình.
Trên đây là một số kỹ thuật chăn nuôi bò cơ bản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Chúc các bạn thành công trong quá trình chăm sóc và phát triển đàn bò của mình.