Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng của viện Eakmat Tây Nguyên.
1. Trồng sầu riêng.
– Sầu riêng là cây chịu hạn và úng kém, vì vậy đối với vùng đất thấp vườn trồng sầu riêng cần được đắp đê ngăn lũ. Liếp trồng thiết kế theo kiểu liếp đơn, rộng khoảng 5m, mương rong 1,5m. Ở giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, giữa mô đào một hố 60-80cm rồi cho vào 15-20kg phân hữu cơ và 1-2kg lân Đầu Trâu.
Đối với vùng miền Đông Nam bộ hay Tây Nguyên chỉ cần đào hố mà không phải đắp mô hay lên liếp. Để hạn chế sâu hoặc kiến cắn phá cây con nên cho vào mỗi gốc 50g Furadan hoặc Vibasu sau đó đặt cây con và lấp đất ngang mặt bầu.
Sau khi trồng cần cắm cọc buộc dây để gió không làm lay cây gây đứt rễ non của cây đồng thời tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây. Vườn trồng sầu riêng không nên trồng xen các loại cây như đu đủ, dứa, ca cao… .Vì các cây này cũng là ký chủ của nấm Phytophthora spp.
– loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, thối rễ, thối trái….
2. Chăm sóc sầu riêng.
a) Tỉa cành, tạo tán.
Cần tỉa cành tạo tán cho cây ngay khi còn nhỏ để tạo cho cây một thế vững chãi và tỉa cành định kỳ sau mỗi vụ thu hoạch nhằm loại bỏ các cành bệnh, cành lệch tán. Tạo cho cây có tán cân đối và khi cây lớn, cành mang trái thấp nhất phải cách mặt đất 1m.
Cần tỉa bỏ các cành mọc đứng, cành ốm yếu, mọc quá gần mặt đất và bị sâu bệnh. Giữ lại các cành mọc ngang, mạnh khoẻ và ở độ cao hợp lý. Ngoài ra, tỉa cành còn hạn chế được sâu bệnh và cây nhận được nhiều ánh sáng giúp cây khỏe mạnh, trái có chất lượng cao.
b) Tưới nước.
Giai đoạn cây con cần giữ đất ẩm thường xuyên, nếu đất khô phải tưới nhằm giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khỏe, nhanh cho trái. Khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe, tỷ lệ đậu trái cao. Khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển cân đối.
c) Bón phân.
Nếu chăm sóc tốt thì sau 3 năm trồng, sầu riêng bắt đầu có quả bói. Trong thời kỳ từ khi trồng đến khi cho quả sử dụng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu bón theo liều lượng như sau.
* Năm thứ nhất: 0,5-1,0 kg/cây/năm.
* Năm thứ hai: 1,0-1,5 kg/cây/năm.
* Năm thứ ba: 1,5-2,0 kg/cây/năm.
Lượng phân trên nên chia bón làm 3-4 lần/năm, mùa mưa bón 2-3 lần. Mùa khô bón 1-2 lần, có thể bón rải quanh gốc hoặc hoà ra nước để tưới. Để cây phát triển tốt, mau cho quả có thể sử dụng một trong các loại phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502, xịt 1-2 lần vào các đợt ra đọt và ra lá mới.
Để sầu riêng ra hoa sớm, năng suất cao và ra hoa trái vụ chế độ bón phân.
+ Sau thu hoạch đốn tỉa các cành sâu bệnh, già cỗi và những cành mọc đan chéo nhau. Bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ + 1-2kg Compomix Đầu Trâu và 2-4kg Đầu Trâu AT1. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502 định kỳ 7-10 ngày/lần.
+ Khi đọt non phát triển mạnh, bón 1-2 kg phân Đầu Trâu AT2/cây. Phun phân bón lá 007 hoặc 702 Đầu Trâu định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm giúp cây tượng hoa tốt, đậu quả nhiều.
+ Khi lá đọt chuyển già, các lá mới đã thành thục, tiến hành xiết nước (tháo cạn nước ở các rãnh, có thể dùng nilon phủ gốc trong trường hợp gặp mưa). Phun phân bón lá Đầu Trâu 907 (50 gam/bình 10 lít) hoặc kali nitrat 100-200 g/bình 10 lít. Sau khi xiết nước 30-40 ngày nụ hoa bắt đầu xuất hiện.
Chế độ chăm sóc sầu riêng ra hoa viện Eakmat.
+ Khi nụ hoa xuất hiện cần tiến hành tỉa bớt vì sầu riêng có quá nhiều hoa thì cây sẽ mất sức và số quả trên cây chỉ để có giới hạn. Cần tỉa bỏ những chùm hoa mọc sát thân hoặc ở đầu cành, các chùm hoa mọc quá xít nhau. Tiến hành tỉa hoa khi đường kính hoa cỡ 0,7-1,0 cm. Phun phân bón lá Đầu Trâu 907 đến khi cánh hoa bắt đầu bung. Nếu để thụ phấn tự nhiên sầu riêng sẽ đậu trái rất ít, vì vậy cần thụ phấn bổ sung thêm cho cây.
Đến khoảng 21-22 giờ đêm khi hoa nở rộ, dùng bút lông quệt phấn hoa của hoa đực quét đều lên đầu nhuỵ của hoa cái trong 3 đêm liên tục. Khi lứa quả đầu có đường kính 3-5cm cần tỉa bớt những quả dị hình và sâu bệnh. Bón cho mỗi cây 0,5-1kg Đầu Trâu AT3.
Phun phân bón lá Đầu Trâu 907, 009 hoặc 902 định kỳ 10-12 ngày/lần. Khi đường kính của quả 5-7cm, tỉa bớt những quả xấu, dị hình sao cho chỉ còn giữ lại 1-2 quả/chùm và khoảng 100-150 quả/cây. Bón cho mỗi cây 1-1,5 kg Đầu Trâu AT3.
Phòng trừ sâu bệnh.
a) Bệnh xì mủ, thối gốc.
Do nấm Phytophthora spp. gây ra. Đây là bệnh rất nguy hiểm trên cây sầu riêng. Khi phát hiện bệnh cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette. Hoặc Ridomil hoà thành dung dịch đặc bôi lên vết bệnh. Cũng có thể phòng trị bằng cách phun ướt trên toàn cây.
b) Bệnh cháy lá chết ngọn.
Do nấm Rhizoctonia sp. gây hại. Lúc đầu xuất hiện những đốm nhỏ trên lá sau đó lan dọc theo mép lá. Làm lá co lại và cuối cùng bị cháy khô và rụng gây hiện tượng chết ngọn và cành nhánh nhỏ. Nếu bị bệnh cần tỉa bỏ các phần cây, lá bị bệnh. Tạo tán tỉa cành cho cây thông thoáng, sử dụng thuốc: Rovral, Benlate C.
c) Bệnh thán thư sầu riêng.
Do nấm Collectotrichum zibethinum gây hại. Vết bệnh thường lan từ rìa lá hay chóp lá vào, có màu nâu đỏ sáng, bên trong. Là các quầng màu nâu đậm cùng với những đốm nâu loang lổ. Cần phát hiện bệnh sớm và xịt thuốc ngay khi bệnh chớm xuất hiện. Bằng các loại thuốc: Bennomyl, Manzate, Antracol….
d) Rầy nhảy, rầy phấn.
Phun thuốc khi thấy rầy xuất hiện với mật độ cao bằng các loại thuốc: Applaud, Bassa, Trebon, Decis.
e) Sâu đục trái.
Khi trái còn non cần kiểm tra vườn sầu riêng thường xuyên. Để kịp thời phát hiện và loại bỏ sớm trái bị sâu hại. Dùng giấy bìa cứng hoặc que chêm giữa 2 trái trong chùm. Để tránh các trái tiếp xúc với nhau. Sử dụng các loại thuốc để diệt sâu như: Bian 40EC, Visher 25EC, Padan 95SP, Ofatox 50EC… .Để phun khi thấy sâu phá hại. Sau đó 10-15 ngày phun tiếp lần 2, nếu sâu vẫn còn có thể phun tiếp vài lần nữa.