Cách phòng chống bênh chết nhanh nơi cây tiêu viện Eakmat Tây Nguyên.
Cách phòng chống bệnh chết nhanh nơi cây tiêu được xem như là căn bệnh nan y. Mà hầu hết bà con nông dân ai cũng đều lo ngại. Nhưng không hẳn vì điều đó mà chúng ta phải bỏ cuộc. Vì căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế được tác hại của nó.
Ông Lê Đình Thường (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Là một trong những người đã có kinh nghiệm trên 20 năm. Đã chiến thắng được căn bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu và ông đã làm thế nào.
Khắc tinh bệnh chết nhanh, chết chậm viện Eakmat.
Trạm Khuyến nông Thị Xã Long Khánh cho biết đối với cây tiêu. Một khi đã mắc căn bệnh chết nhanh chết chậm thì chắc chắn cây tiêu sẽ chết. Nhưng khi bà con đầu tư phòng bệnh ngay từ đầu thì khả năng mắc bệnh này sẽ rất thấp.
Căn bệnh chết nhanh còn được gọi là bệnh thối rễ. Do nấm Phytophthora capsici tồn tại trong đất kết hợp với các loại nấm khác gây nên khiến cây tiêu đổ bệnh.
Đặc điểm của loài nấm này là khả năng tấn công bộ rễ và phần thân của cây tiêu nằm trong đất. Khiến cho mầm cây không phát triển được. Lá chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng và rụng dần, còn phần dây trên mặt đất có hiện tượng bị héo.
Hiện tượng bệnh.
Triệu chứng này thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 vài tháng thì cả cây tiêu sẽ chết. Nên lưu ý, nếu tình trạng bệnh xảy ra vào mùa mưa sẽ khiến nước mưa kéo theo mầm bệnh. Lây truyền từ cây này sang cây khác và cả vườn tiêu sẽ bị chết hàng loạt.
Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh này lây lan nhanh.
Nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh chết chậm là do các loại nấm Fusarium sp. Rhizoctonia sp, Pythium sp và một số loại nấm khác gây hại lên bộ rễ. Đặc điểm đầu tiên để bà con nhận biết đó chính là biểu hiện cây tiêu sinh trưởng chậm lại. Lá hơi nhỏ lại, màu nhạt dần hoặc chuyển sang màu vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước.
Sau một thời gian thì lá, hoa, quả dần dần bị rụng hết đi từ gốc lên tới ngọn. Bệnh này là nguyên nhân gây ra thối vỏ ở phần gốc cây, làm phần lõi thân bên trong màu nâu lợt. Lâu ngày sẽ khiến toàn bộ lớp rễ và gốc bị thâm đen, cây chết khô dần.
Quá trình nhiễm bệnh của cây tiêu có thể kéo dài cả năm. Làm cho tiêu nhiễm bệnh từ nhẹ tới nặng và chết luôn cả cây. Bệnh này thường gặp nhất ở các vườn tiêu đọng nước và ẩm ướt.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Theo ông Lê Đình Thường thì nguyên nhân gây ra 2 căn bệnh này. Là do việc bà con lạm dụng thuốc hóa học quá mức. Dẫn đến tình trạng càng ngày cây càng suy yếu. Sức đề kháng của cây yếu dần đi và không thể chống chọi lại bệnh tật.
Ngoài ra, việc chăm sóc vườn tiêu không chu đáo. Thiếu thoáng mát và vườn tiêu không có hệ thống thoát nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho tiêu.
Để phòng ngừa bệnh cho tiêu một cách hiệu quả.
- Việc quan trọng nhất để có một vườn tiêu khỏe đó chính là phải tạo ra một hệ thống mương thoát nước triệt để vào mùa mưa. Giúp tiêu hạn chế phát sinh nấm bệnh.
- Mặt khác mương cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới vào mùa khô.
- Bà con nên bón phân một cách hợp lý, sử dụng chủ yếu các loại phân vi sinh tối ưu, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học.
- Việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, cây sẽ không phát triển nhanh bằng phân hóa học, nhưng lại giúp cho cây khỏe mạnh về lâu về dài.
- Vườn tiêu sử dụng phân bón hóa học sẽ cho năng suất cao, nhưng chỉ được trong những năm đầu. Còn những năm về sau thì không đảm bảo vì khi sử dụng phân bón hóa học thì cây tiêu sẽ rất nhanh bị kiệt quệ.
- Vườn tiêu nhà tôi vẫn cho năng suất đều đặn hàng năm, cây sống khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài. Cả vườn đã được hơn 20 năm tuổi”, ông cho hay.
Cách phòng ngừa cuối cùng.
- Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc men theo đợt. Vào đầu mùa mưa phun 2 đợt để phòng ngừa tuyến trùng, 1 đợt phòng trừ nấm, phun thêm 2 đợt vào cuối mùa mưa thì hoàn tất.
- Khi bà con phòng ngừa bệnh cho tiêu, nên lưu ý sử dụng những loại thuốc được khuyến cáo của ngành Bảo Vệ Thực Vật.
Với diện tích 3,5 ha hồ tiêu, cho năng suất thu hoạch ổn định hàng năm từ 3,5-4 tấn/ha mang lại nguồn thu nhập cho gia đình ông Thường 800-1 tỷ đồng/năm.
Có năm, ở địa phương ông có hơn 60 ha hồ tiêu bị dịch bệnh chết, nhưng vườn tiêu của ông vẫn phát triển khỏe mạnh.